ve sinh may lanh quan 6

Biện pháp phòng ngừa viêm xoang cho người ngồi máy lạnh

Đối với những ai bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp đặc biệt là bệnh viêm xoang khi ngồi dưới máy lạnh sẽ vô cùng khó thở, đau đầu, thậm chí là bệnh ngày một nghiêm trọng hơn, hay bạn là người phải thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh và cảm thấy hô hấp của mình có vấn đề, đó có thể là 1 trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị mắc bệnh viêm xoang. Ngoài ra còn rất nhiều dấu hiệu khác, hãy cùng các chuyên gia của trung tâm vệ sinh máy lạnh quận 6 tìm hiểu và thực hiện các bệnh pháp dưới đây để hạn chế tình trạng bệnh xuống mức thấp nhất nhé!

Xem thêm: Cách lựa chọn gas cho từng dòng máy lạnh

Biện pháp phòng ngừa viêm xoang cho người ngồi máy lạnhI) Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang nhẹ thường khó phát hiện vì nó chỉ có một triệu chứng biểu hiện hoặc không có triệu chứng nào mà nhiều người sẽ nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng hay nhiễm siêu vi, nó có thể gây ra một trong các triệu chứng như đau nhức, nghẹt mũi, chảy dịch, điếc mũi.

Bệnh viêm xoang nặng rất dễ phát hiện vì nó cùng một lúc biểu hiện bốn triệu chứng cơ bản của bệnh viêm xoang bao gồm:

1) Triệu chứng điếc mũi

Khi ấy bạn ngửi không thấy mùi, do bị viêm xoang nặng, phù nề nhiều nên mùi không thể len lỏi đến thần kinh khứu giác nên bệnh nhân mất khứu giác tạm thời.

Ngoài các triệu chứng cơ bản nêu trên thì bệnh nhân bị bệnh viêm xoang còn có một số triệu chứng biểu hiện phụ khác như:

– Vùng quanh mắt đau nhức từng cơn và theo nhịp mạch đập của cơ thể;

– Nhiều bệnh nhân còn bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao;

– Có cảm giác chóng mặt, choáng váng khi nghiêng về phía trước;

– Cảm giác ăn không ngon, ngủ không yên giấc, không thể tập trung suy nghĩ và làm việc được;

– Trường hợp viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng;

– Khi bệnh nhân hắt xì hơi mạnh gây đau nhức, có khi có cả tia máu;

– Đau đầu;

2) Triệu chứng đau nhức khi bị viêm xoang

Vị trí bị nhức tùy theo xoang bị viêm

– Viêm xoang trán: Gây đau nhức giữa hai lông mày, thường là vào một giờ cố định là 10 giờ sáng;

– Viêm xoang sàng sau, xoang bướm: Gây đau nhức sâu, đau nhức vùng gáy

– Viêm xoang sàng trước: Gây đau nhức giữa hai mắt;

– Viêm xoang hàm: Gây đau nhức vùng má;

3) Triệu chứng nghẹt mũi khi bị viêm xoang

Đây là triệu chứng biểu hiện khiến nhiều bệnh nhân lầm tưởng mình bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân có thể ngẹt 1 bên hoặc 2 bên mũi tùy theo thể trạng viêm nhiễm và các yếu tố tác động khác.

4) Nhận biết bệnh viêm xoang nhờ triệu chứng chảy dịch

Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.

Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi rất khó chịu, đặc biệt đối với những bệnh nhân viêm xoang hàm do răng thì mũ chảy vào mũi thì mùi càng khó chịu hơn.

II) Cách phòng ngừa

1) Massage và chườm nóng sống mũi

Day huyệt hai bên sống mũi hoặc massage sẽ giúp cho máu vùng xoang lưu thông và giúp giảm đau. Có thể đắp khăn mặt nóng lên mắt, trán, hai gò má nếu xoang vùng đó đau, chỉ vài phút là thấy cơn đau giảm.

2) Nằm gối cao

Khi nằm ngủ, để đường hô hấp được thông thoáng và dịch từ khoang mũi không khiến bạn khó thở, bạn nên chêm gối để nâng đầu cao. Nằm gối cao sẽ giúp việc dẫn lưu chất nhớt từ xoang và mũi ra đỡ nhỏ giọt xuống gây kích thích cổ họng.

3) Hỉ mũi đúng cách:

Giải phóng chất nhớt tiết ra để là sạch khoang mũi cũng là cách giúp điều trị viêm xong. Để giúp chất nhớt thoát ra khỏi xoang nên hỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi, như vậy sẽ dễ dàng tống vi khuẩn ra ngoài hơn vì hỉ hai bên mũi cùng lúc có khả năng làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang.

4) Đi bộ giúp thông thoáng khoang mũi

Viêm xoang do niêm mạc mũi phù nề, ứ dịch lâu ngày, gây ngạt, gây viêm nhiễm. Đi bộ sẽ giúp cho mũi thông thoáng, tránh được viêm nhiễm, do không còn dịch ứ đọng.

Ngoài ra, khi hoạt động cơ bắp có thể bớt nghẹt mũi, nặng đầu. Đấy là hoạt động thể chất giúp phóng thích adrenalin có tác dụng làm co mạch khiến cho niêm mạc xoang đỡ phù nề.

5) Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý:

Đây cũng là một trong những cách trị viêm xoang mũi hiệu quả. Bạn nên rửa từng bên lỗ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% hay tự pha một muỗng cafe muối với 2 tách nước ấm + một ít bicarbonat. Khi rửa mũi hãy dùng một chén đủ rộng rót nước muối pha vào rồi ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước muối vào lỗ mũi bên kia, nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Ðổi bên lỗ mũi và lập lại động tác này.

6) Xông hơi với nước nóng:

Xông hơi nước nóng giúp cho khoang mũi thông thoáng và giữ được độ ẩm cho mũi, nhằm duy trì nhu động cho nhung mao niêm mạc xoang, giúp chất nhớt lưu thông và các xoang được dẫn lưu. Bạn có thể đứng dưới vòi sen nước ấm khoảng 5 – 10 phút, 2 lần/ngày, hoặc lấy một tô nước nóng tỏa hơi, đầu phủ một chiếc khăn tắm tạo ra như một chiếc “lều” để hơi nước nóng không thoát ra bên ngoài mà tập trung vào một khu vực.

7) Tăng độ ẩm không khí:

Mùa hè nắng nóng, bạn sử dụng điều hòa và thấy bệnh viêm xong càng nặng hơn. Hãy nhớ khi bật điều hòa cần phải lưu ý đến độ ẩm của không khí. Bạn nên duy trì một độ ẩm nhất định bằng máy tạo độ ẩm và phải làm sạch máy 1 lần/tuần để khử nấm mốc giúp ngăn vi khuẩn phát triển và phòng ngừa viêm xoang.

Bài viết liên quan
Website: Vệ Sinh Máy Lạnh Quận 6
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012